Thursday, August 27, 2015

Các thiết bị hỗ trợ khởi động

Cơ cấu giảm áp

Trình bày một cơ cấu giảm áp bố trí trên nắp xylanh của động cơ. Khi khởi động, gạt tay gạt theo chiều mũi tên, cam sẽ tỳ lên cò mổ làm cho supap luôn luôn mở. Do không có quá trình nén hay nói cách khác không tốn công nén nên có thể quay trục khuỷu động cơ một cách dễ dàng đến tốc độ vòng quay khởi động. Sau đó, gạt tay gạt về vị trí ban đầu, supap được giải phóng, quá trình nén lại diễn ra để động cơ nổ và khởi động. Cơ cấu giảm áp này rất phổ biến ở động cơ diezen. 
Một số động cơ xăng hai kỳ cỡ nhỏ quét vòng như động cơ xe máy, để hỗ trợ khởi động, người ta thiết kế một van riêng trên nắp xylanh gọi là van giảm áp cũng hoạt động theo nguyên tắc trên. 


Khác với cơ cấu giảm áp trình bày ở trên chỉ hoạt động khi người điều khiển khởi động tác động, cơ cấu giảm áp tự động làm việc hoàn toàn tự động và được sử dụng ở động cơ bốn kỳ cỡ nhỏ Honda GX 120KI, GX 160 KI …khởi động bằng dây quấn. 
Khi khởi động tốc độ vòng quay ban đầu nhỏ, lực căng của lò xo kéo quả văng làm cho vấu tỳ vào mặt con đội mà không tỳ vào vòng cơ sở của cam. Do đó, supap không đóng kín, động cơ không có quá trình nén nên quay nhẹ nhàng. Khi tốc độ động cơ đủ lớn, lực ly tâm của quả văng thắng sức căng của lò xo khiến quả văng xoay quanh chốt. Vấu tách khỏi bề mặt con đội nên con đội hoàn toàn tiếp xúc với tất cả các cung của cam và động cơ được khởi động. Tại tất cả các chế độ làm việc, tốc độ vòng quay của động cơ luôn lớn hơn nhiều so với tốc độ khởi động nên vấu nâng không tỳ vào bề mặt làm việc của con đội làm sai lệch quy luật phối khí. 


Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/cac-thiet-bi-ho-tro-khoi-dong.4451/

No comments:

Post a Comment