Friday, August 28, 2015

Phân loại và sơ đồ nguyên lý của hệ thống nhiên liệu Diesel

Hình dưới mô tả các sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ điezel. 
Đây là 2 sơ đồ điển hình của hệ thống nhiên liệu diezel sử dụng trên các động cơ ôtô, chúng được phân biệt theo loại bơm cao áp: bơm dãy (hình a) và bơm phân phối (hình b). Hệ thống bao gồm thùng nhiên liệu, các bầu lọc nhiên liệu, bơm nhiên liệu thấp áp, bơm nhiên liệu cao áp, vòi phun nhiên liệu và các đường ống dẫn nhiên liệu. 

a- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm dãy

b- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm phân phối

Bầu lọc nhiên liệu diesel

* Bầu lọc thô
- Có nhiệm vụ tách nước ra khỏi nhiên liệu và lọc các hạt thô (không quá 0,04 - 0,1 mm). Trên hình là một ví dụ của bầu lọc thô. Bầu lọc này sử dụng lưới lọc 7 bằng đồng có tấm chắn phía trên. Dầu (nhiên liệu) được dẫn vào qua đầu ống 1 vào khoang 3, sau đó đi qua các lỗ trên tấm ngăn 6 và đi vào bên trong bầu lọc. Dầu được hút ra phải đi qua lưới lọc hình phễu 7, qua lỗ ở đỉnh phễu và ra ngoài theo đầu ống 2.

Bầu lọc nhiên liệu
1- Đầu ống vào; 2- đầu ống ra; 3- khoang phân phối; 4- nút xả khí; 5- thân bầu lọc; 6- tấm phân phối; 7- lưới lọc; 8- cốc lọc; 9- tấm ngăn khoang lắng; 10- nút xả nước; 11- ống thoát khí; 12- van xả khí; 13- nắp bầu lọc; 14- thân bầu lọc; 15- phần tử lọc bằng giấy; 16- nút xả cặn; 17- bộ phận làm kín.

Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/bau-loc-nhien-lieu-diesel.14825/

Bơm nhiên liệu thấp áp

- Trên các động cơ diezel có bơm cao áp kiểu dãy, bơm nhiên liệu thấp áp là loại bơm kiểu pít tông. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của loại bơm này được mô tả hình bên.
- Nhiệm vụ của bơm thấp áp là hút nhiên liệu từ thùng và đẩy nó đi qua các bầu lọc để làm sạch rồi cấp cho bơm cao áp. Bơm thường được lắp ngay trên thân của bơm cao áp và được dẫn động bằng trục cam của bơm cao áp. Ngoài ra còn có bộ phận bơm bằng tay dùng để bơm nhiên liệu và xả không khí lẫn trong nó ra ngoài trước khi khởi động động cơ.

Bơm nhiên liệu thấp áp kiểu pít tông.
1- Cần đẩy; 2- lò xo; 3- cần đẩy; 4- pít tông; 5- lò xo bơm; 6- đường đẩy dầu; 7- thân bơm; 8- van đẩy; 9,10- đường dầu; 11- viên bi ; 12- xi lanh bơm tay; 13- tay bơm; 14- pít tông bơm tay; 15- van hút; 16- đường hút; 17- lỗ thoát dầu; 18- trục cam.

- Bơm hoạt động nhờ một vấu cam ở trên trục của bơm cao áp. Khi vấu cam tác động vào cần đẩy 3 thông qua con lăn 1 thì cần đẩy cùng pít tông 4 đi lên, ép lò xo 5 lại (hình a). Trong khoang A lúc này áp suất tăng lên, còn trong khoang B là chân không. Do đó van hút 15 đóng lại, van đẩy 8 mở ra và nhiên liệu đi từ khoang A sang khoang B.
- Khi đỉnh của vấu cam đi qua khỏi con lăn của cần đẩy thì lò xo 5 đẩy pít tông 4 đi xuống (hình b). Phía trên pít tông lúc này là chân không, do vậy van hút 15 mở ra và van đẩy 8 đóng lại, nhiên liệu được hút qua lỗ 16 vào đường ống cấp để đi vào khoang A. Đồng thời ở phía dưới pít tông áp suất tăng lên và nhiên liệu bị dồn ra ngoài để đi tới bầu lọc. Trong trường hợp tắc bầu lọc do quá bẩn thì áp suất từ phía bầu lọc tạo được lực lớn hơn lò xo 5, do vậy lò xo sẽ bị giữ ở trạng thái ép, không bung ra được, cần đẩy vẫn đi lên đi xuống nhưng không tác động vào pít tông.
- Bơm thấp áp còn có bộ phận bơm tay bao gồm xi lanh 12, pít tông 14 cùng với cần đẩy, viên bi 11 và tay nắm 13. Phía trong của tay nắm có ren để bắt vào nắp xi lanh khi không sử dụng bơm tay. 
- Đối với hệ thống nhiên liệu sủ dụng bơm cao áp kiểu phân phối thì thường có trang bị bơm thấp áp kiểu cánh gạt và được lắp ngay trong bơm cao áp.

Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/bom-nhien-lieu-thap-ap.14826/

Bơm nhiên liệu cao áp PF

* Cấu tạo : 
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm PF được ứng dụng trên các loại động cơ diesel cỡ nhỏ 1,2 xylanh như YANMAR, KUBOTA, Bông sen, hoặc trên các động cơ nhiều xylanh cỡ lớn như máy phát điện, máy tàu. Một bơm PF gồm các bộ phận sau : 
+ Mộ vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm trên đó bệ để bắt bơm, các lỗ bắt đầu ống dầu, vít xả gió, vít chận xylanh, lỗ để xỏ thanh răng.
+ Bên trongvỏ bơm có chứa cụm xylanh, piston. Đây là bộ chính để ép và phân định nhiên liệu. NgoàI piston là một khâu răng để điều khiển piston xoay nhờ thanh răng, piston bơm luôn được đẩy xuống nhờ một lòxo, hai đầu của lò xo có chén chận, tất cả được đậy lại bởi một đệm đẩy và khóa lại bên trong vỏ bơm nhờ một khoen chận.


+ Phía trên xylanh là bệ xupáp, xupáp giảm áp (cao áp) trên xupáp là hai lò xo, tất cả được xiết giữ trong vỏ bơm bằng lục giác, đầu ốc lục giác là chỗ để bắt ống cao áp dẫn dầu tới kim phun.
+ Xylanh bơm có một hay hai lỗ dầu, lỗ dầu ra ở phía vít chận xylanh, vít chận ngoàI có nhiệm vụ định vị, xylanh còn lại có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm.
+ Piston bơm thường có lằn vạt xéo phía trên hay phía dưới để phân lương nhiên liệu, đuôI piston có hai tai để ăn khớp với hai rãnh khoét trên khâu răng. ở rãnh khoét trên khâu răng và tại đuôI piston đều có dấu khi ráp phảI để chúng trùng nhau.

Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/bom-nhien-lieu-cao-ap-pf.14827/

Xin giúp về lắp chế hòa khí máy phát điện động cơ xăng

Báo cáo các bác em mới mua con máy phát Elemax SH7600EX thanh lý, trong lúc lau chùi máy, vô tình thấy cái cốc xăng nó hơi lệch, thò tay vào thì nó rơi ra . Cái này ác là nó chẳng có ren vặn hay ốc ác gì hết.
Sau khi xem trên Youtube chỉ thấy nó xoay nhẹ cái là vào và hướng dẫn cách tháo lắp nên em tháo ra xem thử. Úi giời, ai đời nó đổ keo con voi để gắn cốc xăng, keo khô cứng bám kính cả gioăng cao su. Tuy nhiên sau khi làm sạch đống keo con voi thì em kô tài nào lắp vào được vì kô có ren vặn hay bất kỳ thứ gì có thể giữ được cái bộ phận này, kô lẽ cái bộ chế này bị lỗi nên người bán hàng đỏ keo con voi vào? Các bác nhìn bộ chế sẽ thấy, nó lem nhem do keo đổ tràn cả ra ngoài
Các bác tham khảo hình ảnh thực tế và tư vấn giúp.







Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/xin-giup-ve-lap-che-hoa-khi-may-phat-dien-dong-co-xang.12447/

Dầu làm trơn và các đặc tính cơ bản

1. Dầu bôi trơn :- Dầu bôi trơn được chế tạo từ dầu mỏ có nhiệt độ sôi trên 3500, tỷ trọng từ 0,88 đến 0,95 (trung bình 0,93). - Dầu nhờn được hia làm 4 nhóm chính :+ Dầu nhờn dùng cho động cơ : động cơ máy bay, ôtô máy kéo…..+ Dầu nhờn truyền động : dầu hộp số, cầu xe…+ Dầu công nghiệp.+ Dầu đặc biệt : dầu tuabin, biến thế…- Dầu nhờn dược dùng theo mùa và theo từng loại động cơ.
2. Các đặc tính cơ bản :
a. Độ nhớt và sức bám dầu bôi trơn :
- Độ nhớt : là phẩm chất quan trọng của dầu.+ Dầu có độ nhớt lớn thì đặc ,chảy khó.+ Dầu có độ nhớt loãng, chảy dễ.- Sức bám là khả năng dính bám của dầu vào các mặt chi tiết máy.+ Dầu có độ nhờn lớn, độ bám cao cản trở sự chuyển động của các chi tiết máy.+ Dầu có độ nhờn bé, độ bám thấp không bảo đảm việc bôi trơn tốt.Bởi vậy, việc lựa chọn loại dầu bôi trơn thích hợp cho từng bộ phận máy là quan trọng để tăng tuổi thọ của máy, đảm bảo động cơ làm việc bình thường.- Độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ càng cao độ nhớt càng giảm.
b. Tính ổn định của dầu nhờn :
 
- Dầu nhờn có tính ổn định tốt có nghĩa là chịu sự thay đổi của nhiệt độ, không khí và nước.
c. Tính ăn mòn :
- Dầu nhờn không được lẫn tạp chất cơ học hoặc axít, bazơ hay nước lã. Các tạp chất này tăng sẽ làm kém phẩm chất của dầu nhờn và làm mòn nhanh các bề mặt tiếp xúc.

Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/dau-lam-tron-va-cac-dac-tinh-co-ban.12286/

Hệ thống phân phối khí dùng trong động cơ 2 kỳ và 4 kỳ

1.Hệ thống phân phối khí dùng trong động cơ hai kỳ:
Trong động cơ hai kỳ, quá trình nạp đầy môi chất mới vào xilanh động cơ chỉ chiếm khoảng 1200 đến 1500 góc quay trục khuỷu. Quá trình thải trong động cơ hai kỳ chủ yếu dùng không khí quét có áp suất lớn hơn áp suất khí trời để đẩy sản vật cháy ra ngoài. Ở quá trình này sẽ xảy ra sự hòa trộn giữa không khí quét với sản vật cháy, đồng thời cũng có các khu vực chết trong xilanh không có khí quét tới. Chất lượng các quá trình thải sạch sản vật cháy và nạp đầy môi chất mới trong động cơ hai kỳ chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thống quét thải.
Hiện nay trên động cơ hai kỳ thường sử dụng các hệ thống quét thải sau:
Hệ thống quét vòng đặt ngang theo hướng song song:
Được sử dụng chủ yếu trên động cơ hai kỳ cỡ nhỏ.
Đặc điểm: Dùng cácte làm máy nén khí để tạo ra không khí quét. Cửa quét thường đặt xiên lên hoặc đỉnh piston có kết cấu đặc biệt để dẫn hướng dòng không khí quét trong xilanh.
Hệ thống quét vòng đặt ngang theo hướng lệch tâm:
Thường dùng trên các động cơ hai kỳ có công suất lớn.
Đặc điểm: Cửa quét đặt theo hướng lệch tâm, xiên lên và hợp với đường tâm xilanh một góc 300, do đó khi dòng không khí quét vào xilanh sẽ theo hướng đi lên tới nắp xilanh mới vòng xuống cửa thải.
Đây là hệ thống quét thải hoàn hảo nhất, nó cho các chỉ tiêu công tác của động cơ và áp suất không khí quét lớn.
+
 Hệ thống quét vòng đặt ngang phức tạp:
Đặc điểm: Có hai hàng cửa quét, hàng trên đặt cao hơn cửa thải, bên trong có bố trí van một chiều để sau khi đóng kín cửa thải vẫn có thể nạp thêm môi chất công tác mới vào hàng lổ phía trên.
Áp suất khí quét lớn nhưng do kết cấu có nhiều van tự động nên phức tạp. Chiều cao các cửa khí lớn làm tăng tổn thất hành trình piston, giảm các chỉ tiêu công tác của động cơ.


Xem thêm tại: http://www.oto-hui.com/threads/he-thong-phan-phoi-khi-dung-trong-dong-co-2-ky-va-4-ky.13321/